Định Mức Nhiên Liệu Trong Doanh Nghiệp Vận Tải

Định Mức Nhiên Liệu Trong Doanh Nghiệp Vận Tải

Ngành vận tải đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế. Là cầu nối thông thương của nhiều lĩnh vực khác và đảm bảo hàng hóa và người dân được di chuyển hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động vận tải là định mức nhiên liệu. Điều này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu suất và từ đó đưa ra các quy trình giám sát xăng dầu hiệu quả. Trong bài viết này, TNK sẽ tìm hiểu về cách định mức nhiên liệu trong doanh nghiệp vận tải, các trường hợp nên tăng định mức, yếu tố ảnh hưởng đến định mức tiêu hao nhiên liệu, và một số ví dụ về định mức nhiên liệu cho các dòng xe tải hiện nay.

Định mức nhiên liệu tiêu thụ cho một chuyến xe

Công thức tính định mức tiêu hao

Công thức tính định mức tiêu hao

Công thức phổ biến được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp và cá nhân để tính định mức tiêu hao nhiên liệu cho một chuyến xe hiện nay là: 

Mc = K1. L/100 + K2 . P/100 + nK3

Trong đó:

  • Mc: Tổng số nhiên liệu được cấp cho 1 chuyến xe (lít)
  • K1: Định mức kỹ thuật của phương tiện (lít/100 km)
  • K2: Phụ cấp có tải, có hành khách trên xe (lít)
  • K3: Phụ cấp khi xe phải dừng đỗ để xếp, dỡ hàng hoặc đón trả hành khách
  • L: Tổng quãng đường xe chạy gồm có chở hàng và không chở hàng sau khi đã quy đổi ra đường cấp 1 (km)
  • P: Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển tính theo (T.km) hoặc (HK.km) sau khi đã quy đổi qua đường cấp 1
  • n: Số lần xếp dỡ hàng hóa hoặc dừng đỗ xe (trên 1 phút)

Phụ cấp có tải và hành khách (K2)

Đối với xe ô tô vận tải hàng hóa

  • Xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng K2 = 1,5 lít/100 T.km
  • Xe ô tô sử dụng nhiên liệu diezel K2 = 1,3 lít/100 T.km

Đối với xe ô tô vận tải hành khách

  • Xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng K2 = 1,0 lít/1000 HK.km
  • Xe ô tô sử dụng nhiên liệu diezel K2 = 0,8 lít/1000 HK.km

Phụ cấp khi xe phải dừng đỗ để xếp, dỡ hàng hoặc đón trả hành khách (K3)

Xe khách và xe tải các loại 

  • Phụ cấp cho một lần dừng, đỗ (một lần hưởng K3): K3 = 0,2 lít
  • Số lần dừng, đỗ tính cho đoạn đường 100 km: n = 3
  • Phụ cấp nhiên liệu phải dừng đỗ tính cho đoạn đường 100km: n.K3 = 0,6 lít/100 km

Đối với xe ô tô tự đổ: Phụ cấp cho mỗi lần nâng hoặc hạ thùng (K3) là 0.3 lít

Đối với ô tô con: Phụ cấp cho 1 lần dừng, đỗ là 0.1 lít 

Định mức nhớt bôi trơn 

  • Xe sử dụng nhiên liệu xăng: 0.35 lít dầu bôi trơn động cơ/ 100 lít nhiên liệu tiêu hao 
  • Xe sử dụng nhiên liệu diesel: 0.5 lít dầu bôi trơn động cơ/ 100 lít nhiên liệu tiêu hao

Định mức tiêu hao dầu truyền động

  • Xe ô tô có 1 cầu chủ động: Sử dụng 0,08 lít dầu truyền động (0,08%) trên 100 lít nhiên liệu tiêu thụ
  • Xe ô tô có 2 cầu chủ động trở lên: Sử dụng cho mỗi cầu 0,07 lít dầu truyền động (0,07%) trên 100 lít nhiên liệu tiêu thụ

Các trường hợp tính tăng định mức nhiên liệu

Các trường hợp tính tăng định mức nhiên liệu

Ngoài phần tính toán ban đầu, bạn cũng cần xem xét việc điều chỉnh định mức nhiên liệu dựa theo các trường hợp sau đây: 

Phương tiện đã dùng nhiều năm và trải qua nhiều lần sửa chữa lớn

  • Xe sử dụng 5 năm hoặc sau 1 lần sửa chữa lớn: Được tăng 1% số nhiên liệu được cấp tính theo K1
  • Xe sử dụng 10 năm hoặc sau 2 lần sửa chữa lớn: Được tăng 1.5% số nhiên liệu được cấp tính theo K1
  • Xe sử dụng 15 năm hoặc sau 3 lần sửa chữa lớn: Được tăng 1.5% số nhiên liệu được cấp tính theo K1
  • Xe sử dụng 20 năm hoặc sau 4 lần sửa chữa lớn: Được tăng 3% số nhiên liệu được cấp tính theo K1

Các trường hợp tăng định mức nhiên liệu theo quy định 

  • Xe ô tô tập lái được tăng thêm 5% tổng số nhiên liệu
  • Khi xe ô tô buộc phải chạy ở tốc độ thấp (dưới 6km/h) hoặc dừng, đỗ xe nhưng động cơ vẫn phải hoạt động để bốc, dỡ hàng hóa thì sẽ được tăng thêm 5km vào tổng quãng đường chạy không hàng để tính phụ cấp nhiên liệu Kj
  • Các chuyến vận tải trong thành phố được tăng thêm 20%
  • Những xe ô tô hoạt động trên các tuyến đường miền núi, những đoạn đường bị trơn, lầy hoặc thường xuyên có sương mù

Định mức nhiên liệu một số dòng xe tải hiện nay

định mức nhiên liệu

 

Nhiên liệu, thể tích động cơ (Cm3) TOYOTA HUYNDAI DAEWOO NISSAN
I Động cơ sử dụng xăng từ 4 chỗ
1 Xe động cơ dưới 1.800Cm3 10 lít 10 lít 10 lít
2 Xe động cơ từ 1.800 – 2.000 Cm3 12 lít 12 lít 12 lít
3 Xe động cơ từ 2.000 – 2.400Cm3 13 lít 13.5 lít
4 Xe động cơ từ 2.400 – 3.000 Cm3 14 lít 14.5 lít 14 lít
5 Xe động cơ từ 3.000 Cm3 trở lên 15 lít
II Động cơ sử dụng xăng từ dưới 10 chỗ
1 Xe động cơ dưới 2.000 Cm3 12 lít 12.5 lít 11 lít
2 Xe động cơ từ 2.000 – 2.400 Cm3 13.5 lít 13.5 lít 14 lít
3 Xe động cơ từ 2.400 – 3.000 Cm3 16 lít 15 lít 17 lít
4 Xe động cơ từ 3.000 – 3.500 Cm3 17 lít
5 Xe động cơ từ 3.500 – 4.500 Cm3 20 lít
6 Xe động cơ từ 4.500 Cm3 trở lên 23 lít
III Động cơ sử dụng xăng dưới từ 10 chỗ
1 Xe động cơ từ 2.000 – 2.400 Cm3 14 lít
2 Xe động cơ từ 2.400 – 3.000 Cm3 16.5 lít
IV Động cơ sử dụng dầu Diezen
1 Xe động cơ dưới 2.000 Cm3 9 lít 9 lít 9.5 lít
2 Xe động cơ từ 2.000 – 2.500 Cm3 10.5 lít 10 lít 14 lít
3 Xe động cơ từ 2.500 – 3.000 Cm3 12 lít 12 lít
4 Xe động cơ từ 3.000 – 3.500 Cm3 13 lít
5 Xe động cơ từ 3.500 – 4.500 Cm3 14 lít

Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cách định mức nhiên liệu trên xe ô tô, xe tải 8 tấn trở lên và cách tính mức tiêu hao cho từng loại xe khác nhau. Để cập nhật thông tin và kiến thức liên quan đến ngành vận tải, hãy theo dõi và truy cập website phần mềm xăng dầu. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc quản lý nhiên liệu hiệu quả và hỗ trợ bạn đón đầu làn sóng chuyển đổi số ngành vận tải. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thành công trong ngành vận tải!

Công ty TNHH Giải pháp và Công nghệ TNK

Địa chỉ: 137 Lũy Bán Bích P.Tân Thới Hòa Q.Tân Phú TPHCM

Hotline: 028 3961 6069 – 0978 700 220

Email: hotro@tnk.com.vn

Website: tnk.com.vn

Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để xác định định mức nhiên liệu hiệu quả cho doanh nghiệp vận tải?
Để xác định định mức nhiên liệu hiệu quả, doanh nghiệp cần dựa trên lịch trình, loại phương tiện, và quy trình vận tải cụ thể, sử dụng dữ liệu tiêu hao nhiên liệu lịch sử và các yếu tố khác để thiết lập mức định mức hợp lý. Điều này có thể yêu cầu theo dõi và điều chỉnh theo thời gian.
Định mức nhiên liệu trong doanh nghiệp vận tải là gì?
Định mức nhiên liệu trong doanh nghiệp vận tải là lượng nhiên liệu được quy định hoặc dự kiến sử dụng cho một loạt hoạt động vận tải trong một khoảng thời gian cụ thể.
Làm thế nào để doanh nghiệp vận tải có thể thực hiện định mức nhiên liệu một cách hiệu quả?
Để thực hiện định mức nhiên liệu một cách hiệu quả, doanh nghiệp vận tải cần xác định mục tiêu cụ thể, theo dõi tiêu hao nhiên liệu, đào tạo lái xe để cải thiện hiệu suất lái xe và sử dụng các công nghệ theo dõi và phân tích dữ liệu để quản lý tiêu hao nhiên liệu một cách chính xác.

Đánh giá bài viết
4.5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết liên quan

One thought on “Định Mức Nhiên Liệu Trong Doanh Nghiệp Vận Tải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *